3 nguyên nhân gây bệnh mất ngủ mãn tính

Bệnh mất ngủ mãn tính ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Cần phải tìm được nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt để có hướng điều trị bệnh phù hợp. Cùng điểm qua 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này.

1. Mất ngủ mãn tính do rối loạn tâm sinh lý

Rối loạn tâm sinh lý là một nguyên nhân gây mất ngủ
Rối loạn tâm sinh lý là một nguyên nhân gây mất ngủ
Những áp lực trong cuộc sống, công việc cũng như quan hệ xã hội, bệnh tật… hoàn toàn có thể khiến cho một người luôn phải chịu căng thẳng, stress. Điều này nếu không nhanh chóng có hướng giải quyết dứt điểm sẽ khiến cho tâm trạng của một người luôn ở trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Hệ thần kinh luôn phải chịu áp lực và nhạy cảm. Giấc ngủ cũng vì thế bị ảnh hưởng.
Để có thể trị bệnh mất ngủ do nguyên nhân nào gây nên, cần phải khắc phục được tận gốc bệnh lý. Tức là, phải tìm hiểu nguyên nhân gây nên những vấn đề tâm lý người bệnh gặp phải là gì, từ đó có hướng khắc phục phù hợp.
2. Mất ngủ mãn tính do bệnh lý
Mất ngủ mãn tính có thể do các bệnh lý gây ra
Mất ngủ mãn tính có thể do các bệnh lý gây ra
Có rất nhiều bệnh lý có thể khiến cho một người rơi vào tình trạng mất ngủ thường xuyên kéo dài. Trong đó, điển hình là:
– Bệnh đường hô hấp: viêm xoang, hen phế quản, viêm phổi, giãn phế quản… gây cảm giác mệt mỏi, khó thở.
– Bệnh xương khớp: đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương, tràn dịch khớp… khiến người bệnh đau nhức, nằm hay ngồi các tư thế đều khó chịu.
– Bệnh đường tiêu hóa: Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng… bụng luôn ọc ạch, đau âm ỉ hoặc dữ dội không thể ngủ được.
– Bệnh thần kinh, tâm thần: Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh thường có ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nó có thể là nguyên nhân 2 chiều gây nên bệnh mất ngủ hoặc là hệ quả của bệnh mất ngủ.
– Các bệnh tuyến tiền liệt, sỏi thận, sỏi tiết niệu, tiểu đường… khiến người bệnh phải đi vệ sinh nhiều lần trong đêm.

3. Mất ngủ mãn tính do suy giảm chức năng

Khi cơ thể già đi, các chức năng suy giảm
Khi cơ thể già đi, các chức năng suy giảm

Khi cơ thể già đi, nhiều chức năng suy giảm. Trong đó, không thể không nhắc tới hormone melatonin, đây là hormone do tuyến tùng sản xuất có tác dụng kích thích thích buồn ngủ. Nhưng khi tuổi tác càng cao thì lượng hormone này lại có xu hướng giảm dần.
– Các hormone sinh dục cũng có xu hướng giảm dần theo tuổi tác. Nó không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản và tình dục mà còn ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể người bệnh. Giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng và xáo trộn nhiều.
– Chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng có xu hướng nhạy cảm hơn khi tuổi tác càng cao. Chỉ một vài tác động cũng có thể khiến một người mất ngủ.
Nếu bạn quan tâm tình trạng bệnh mất ngủ mãn tính có chữa khỏi được không, có thể tham khảo bài viết sau: Mất ngủ mãn tính có chữa được không?
Như vậy, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng mất ngủ mãn tính. Tình trạng mất ngủ thường xuyên này nếu không có hướng điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh. Tuyệt đối không nên chủ quan.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mất ngủ mãn tính có chữa được không?

Mất ngủ thường xuyên là biểu hiện của bệnh lý gì?